Nghiên cứu về các giống quế chính ở Việt nam

Trên thế giới phổ biến hai laoị quế chính, thứ nhất là quế Trung Quốc (tên khoa học là Cinnamomum cassia BL) và thứ hai là quế Srilanca (tên khoa học là Cinnamomum zeylacium). Ở Việt Nam ngoài hai loại quế trên còn có quế Thanh (tên khoa học là Cinamomum loureiri ness) thường được trồng ở các địa phương Nghĩa Lộ, Yên Bái… Như vậy ở nước ta có khoảng 10 loại quế đa phần là quế quý.

Loại quế Cinamomum cassia BL còn gọi là quế đơn thân cao từ 12-17 m, Là quế mọc cành, dài, sáng bóng và nhẵn ở mặt trên, có một lớp lông mịn ở dưới lá. Gân lá nhỏ, mọc ngang song song, hoa mọc thành chùm, quả hình bầu dục. Loại quế này được trồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái và Quảng Nam, sản phẩm chủ yếu được dùng làm gia vị và thực phẩm. Quế Đơn có thể nói là một laoị quế tốt nhất, một laoị quế đặc sản, các nước thường đặt mua với giá rất cao để làm dược liệu và làm thuốc bổ. Tuy nhiên mùi vị của laoị quế này thì khác nhau nếu được trồng ở những nơi khác nhau. Nếu trồng ở Yên Bái thì nó có mùi cay dịu còn trồng ở Quảng Ninh hay Quảng Nam thì có mùi cay đậm. Trung bình một cây quế trồng ở Yên Bái khi 10 năm tuổi thì có đường kính từ 15-20cm cho thu hoạch từ 15-30kg vo tuoi ( 8-15 kg vỏ  khô), 0,3- 0,5 m3 gỗ, 1,2 và 30 kg lá có thể chưng cất được 0,21 kg tinh dầu.

Giống quế Thanh hay còn có tên là quế Quy cây thường cao từ 12-­20m. Lá cây gần như bầu dục, thuôn dài ở hai đầu, gần như mọc đối mũi nhọn ba gân rõ. Hoa quế hợp thành chùm, quả hình tròn, khi non có màu lục, khi chín có màu nâu tím và sáng bóng. Đây là laoị quế có giá trị dược liệu rất cao, nhân dân ta thường dùng để chữa một số bệnh như đau bụng, cảm lạnh… và để bồi bổ sức khỏe. Trước đây, chúng ta không xuất khẩu loại quế này do diện tích trồng rất nhỏ, chủ yếu là các hộ gia đình và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhưng hiện nay do nhận thấy đây là một laoị quế quý và do nhu cầu trên thế giới tăng cao nên chúng ta bắt đầu nhân rộng và xuất khẩu. Quế Thanh có thân cây cao, nếu trồng được 15-20 năm thì sẽ có đường kính từ 20-30 cm, cho 30-50 kg vỏ tươi ( 15-20 kg vỏ khô), 0,3-0,5 m3 gỗ va khoảng 50 kg lá chưng cất được 0,28-0,35 kg tinh dầu.

Giống quế Srilanca mà nhân dân ta thường gọi với tên khác là quế Quan có thân cây cao khoảng 20-25 m, cành non vuông, có lông ngắn và rải rác. Lá quế Quan mọc đối, dài và có hình bầu dục, nhẵn bóng và hơi nhọn ở gốc. Hoa mọc thành chùm, quả mọc hình bầu dục, Laoị quế này thích ứng rộng nên được trồng ở các tỉnh như Thanh Hoa, Nghe An, Vung Tau va Tay Ninh. So với hai laoị quế trên thì laoị quế này không được thị trường thế giới ưu chuộng vì đây là loại quế thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít và kém năng xuất.

Ngoài các giống quế trên, nước ta còn có một số laoị quế khác mọc tự nhiên ở các tỉnh Thanh Hoa, Nghe An, Lao Cai, Ha Giang, Hoa Binh… như quế Nâu hay quế Đỏ (Cinamomum tetregomum Chev), quế Rãnh (Cinamomum caryophyllus Moore), quế Lớn (Cinamomum iners Reinw)… các loại quế này thường sống lâu năm và mọc sâu trong rừng rậm.

Từ trước đên nay, chúng ta không chỉ khai thác quế trồng để xuất khẩu mà còn khai thác cả quế rừng tự nhiên. Việc khai thác quế rừng tự nhiên một cách bừa bãi đã làm cho nguồn ợi này ngày càng cạn kiệt. Lợi thế của cây quế ở nước ta là rất lớn. Do đó chúng ta phải phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế.